Lưu ý và những điều cần biết khi chép kinh

Đối với những người mới bắt đầu chép kinh, nếu không có sự hướng dẫn một cách cụ thể, chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua những điều cần biết khi chép kinh. Điều đó dẫn đến công việc biên chép không thật sự đạt được hiệu quả cao nhất. Do vậy, Pháp An chia sẻ cùng bạn một số thông tin dưới đây.

Giá trị của việc chép kinh

Trước khi tìm hiểu về những điều cần biết khi chép kinh, Phật tử cần nắm khái quát về công việc chép kinh. Kinh là những tác phẩm ghi chép lại lời dạy của Đức Phật về giáo pháp mà Ngài đã chứng ngộ. Chép kinh là viết lại nội dung kinh điển từ quyển kinh sang tập vở trắng.

Nhờ có kinh điển, các thế hệ hậu bối nương theo để học hỏi và tu tập. Do đó, chép kinh nhằm giúp người biên chép có cơ hội ôn nhắc lại lời dạy của Đức Phật, từ đó đưa vào ứng dụng lời Phật dạy trong cuộc sống đồng thời tăng trưởng công đức cho bản thân.

nguoi-bat-dau-chep-kinh-can-nam-vung-mot-so-dieu
Những người mới bắt đầu chép kinh cần nắm vững một số những điều cần biết khi chép kinh

Ngoài những ý nghĩa về giáo pháp, việc thực tập chép kinh mỗi ngày còn giúp Phật tử có khoảng thời gian thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc căng thẳng. Với sự chú tâm vào từng câu kinh, chúng ta có thể buông bỏ được những muộn phiền thế tục.

Có nguyện vọng chép kinh là điều đáng quý, nếu nắm vững những điều cần biết khi chép kinh lại càng quý giá hơn. Vì có biên chép kinh điển một cách đúng đắn, chúng ta mới có thể hiểu sâu những lời dạy của Đức Thế Tôn, từ đó đưa vào thực hành có hiệu quả.

Đừng bỏ qua những điều cần biết khi chép kinh 

Để công việc chép kinh mang lại ý nghĩa, Phật tử cần quan tâm những điều cần biết khi chép kinh như sau:

1. Trước khi chép kinh

– Lựa chọn những kinh điển gần gũi, quen thuộc, phù hợp với trình độ để có thể dễ dàng thẩm thấu một cách sâu sắc lời Phật dạy.

– Không gian: Phật tử cần chuẩn bị không gian phù hợp, trang nghiêm, yên tĩnh. Bên cạnh đó, chúng ta cần dọn dẹp, sắp xếp phòng ốc cho gọn gàng, sạch sẽ.

– Trang phục: Mặc quần áo chỉnh tề, nếu có thể thì nên mặc áo tràng. Tuyệt đối không mặc áo sát nách, quần đùi, váy ngắn… thiếu tôn nghiêm.

– Có thể thực hiện nghi lễ đơn giản, niệm Phật cầu gia hộ, phát nguyện…

2. Trong khi chép kinh

– Trong khi chép, hành giả cần tập trung hoàn toàn vào công việc, không suy nghĩ mông lung hoặc làm việc khác cùng lúc. Chúng ta cứ chép chậm rãi, từ tốn, thoải mái… không nên gây áp lực cho mình, hoặc chép để lấy thành tích.

– Về nội dung: Đọc thật kỹ để biên chép chính xác từng chữ, tránh làm sai lệch ý nghĩa kinh văn.

– Về hình thức: Cẩn thận, nắn nót, chỉn chu trong từng nét bút để thể hiện tinh thần tôn kính Pháp bảo.

– Trong lúc đọc và viết, chúng ta kết hợp với tư duy để đào sâu và thấu đáo những ý pháp được trình bày trong kinh.

– Lưu ý: nếu chúng ta không có nét chữ đẹp, không cần quá e dè, cứ viết với sự định tĩnh. Khi thân tâm an tịnh, chữ viết tự nhiên tròn đầy.

– Trong lúc chép kinh mà bận việc đột xuất, chúng ta cần đặt quyển kinh ở nơi cao ráo, khi khác lại mang xuống viết tiếp.

nam-ro-nhung-dieu-can-biet-khi-chep-kinh
Nắm rõ những điều cần biết khi chép kinh giúp công việc chép kinh mang lại ý nghĩa

3. Sau khi chép kinh

– Kiểm tra lại xem có sai sót gì không.

– Lễ tạ Tam Bảo, niệm Phật hồi hướng

– Lưu giữ kinh điển ở nơi tôn nghiêm, sạch sẽ, cao ráo… có thể cúng dường cho chùa.

4. Ghi chú

– Việc chép kinh không có quy định về thời gian.

– Trong thời gian chép kinh, nếu thuận duyên ăn chay được thì tốt, còn không Phật tử có thể ăn uống bình thường.

– Chú ý giữ giới đã thọ.

– Hướng dẫn, khích lệ, tạo điều kiện cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp… cùng chép kinh là điều đáng quý.

Chép kinh gắn liền với thực hành

Chép kinh có nhiều giá trị to lớn. Tuy nhiên, nếu chép xong rồi để đó, thì đây chỉ là những con chữ vô hồn. Trái lại, sau những gì đã biên chép, Phật tử cần đem lời Phật dạy để áp dụng vào thực tế, làm lành tránh ác, giảm trừ tham – sân – si, xây dựng đời sống an lạc.

Nếu chép kinh là một phương pháp học, thì học phải đi liền với tu, nghĩa là thay đổi bản thân theo hướng tích cực. Nhờ vậy, chúng ta có được hạnh phúc cho chính mình và đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Đó cũng là lời dạy của Đức Phật Thích Ca.

chep-kinh-hieu-qua
Với những điều cần biết khi chép kinh vừa chia sẻ, quý Phật tử có thể thực tập chép kinh hiệu quả

Tóm lại, biên chép kinh điển với vở chép kinh là một trong những phương pháp tu tập có giá trị, giúp hành giả thâm nhập giáo pháp và tiến bộ trên con đường tu tập. Hy vọng với những điều cần biết khi chép kinh mà Pháp An vừa chia sẻ, quý Phật tử sẽ có thể thực tập chép kinh một cách hiệu quả.

Nơi thỉnh sổ tay chép kinh 

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY

Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.

_________________________________

Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người

#𝐚𝐝𝐝: 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM

#𝐡𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 – #𝐳𝐚𝐥𝐨: 037.685.2149

#𝐢𝐧𝐛𝐨𝐱: m.me/cusiphapan

#𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://phapan.com.vn/

#𝐢𝐧𝐬𝐭𝐚: https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao

#𝐬𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao

#𝐥𝐚𝐳𝐚𝐝𝐚: https://www.lazada.vn/shop/phap-an

#𝐭𝐢𝐤𝐢: https://tiki.vn/cua-hang/phap-an

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *