Cầu mong con cái là nhu cầu thiết thực của con người. Nhiều người lựa chọn nghe tụng kinh cầu con để mong mỏi đạt được nguyện vọng này. Vậy, làm thế nào để thực hành đúng chánh pháp, không cần phải cúng viếng lãng phí, nhưng vẫn linh ứng? Pháp An sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin hữu ích.
Ý nghĩa thọ trì kinh cầu con
Chép kinh Phật là tự tay viết lại nội dung quyển kinh sang giấy. Tụng kinh là đọc lại và chiêm nghiệm những lời Phật dạy để hiểu đúng chính xác điều tốt, điều xấu, hướng về những việc lợi ích cho con người mà thực hành.
Có người biên chép hay đọc tụng kinh Phật vì mục đích cầu an hay cầu siêu cho người thân, hồi hướng công đức cho đối tượng cụ thể, cầu nguyện điều gì đó cho bản thân, hoặc sám hối lỗi lầm đã gây ra… Dĩ nhiên, cũng có người lựa chọn nghe tụng kinh cầu con.
Tất cả những lý do ấy đều chính đáng và đáng trân trọng. Tuy nhiên, giá trị sâu xa của việc chép kinh Phật là ôn nhắc lại lời dạy của Thế Tôn, từ đó đưa vào áp dụng trong đời sống thực tiễn. Do đó, Phật tử khi chép kinh cầu con nên chú tâm vào từng lời dạy trong kinh điển để học hỏi và ứng dụng.
Chép kinh mang lại hiệu quả lớn trong việc mở mang trí tuệ. Khi tụng kinh, nếu quyển kinh có quá nhiều nội dung, thì chúng ta có thể khó nhớ đầy đủ. Song, nếu chịu khó bỏ thời gian chép kinh, chúng ta sẽ có dịp đọc kỹ hơn từng câu chữ, từ đó hiểu rõ hơn lời Phật dạy.
Cẩn trọng khi nghe tụng kinh cầu con
Kinh điển ghi chép, vào thời Đức Phật tại thế, một vị vương tên là Bodhi khánh thành ngôi lâu đài mang tên Kokanada. Khi ấy, ông đã mời Đức Phật và Tăng đoàn đến nhà để cúng dường trai tăng. Ông đã trải tấm vải trắng trước nhà, thỉnh Đức Phật và Tăng đoàn bước lên tấm vải trắng để đi vào nhà.
Tuy nhiên, Đức Thế Tôn đã ba lần từ chối. Bởi, ngài hiểu rằng vương tử Bodhi có tâm nguyện cầu con, nhưng ác nghiệp quá khứ sâu dày nên không thể đạt được mong mỏi này. Tôn giả Ānanda thay lời Phật, bảo vương tử cuộn tấm vải lại, rồi Đức Phật và Tăng đoàn mới đi vào.
Do đó, đạo Phật không phải là tôn giáo cầu xin “ước gì được nấy” mà mỗi cá nhân phải có ý thức trách nhiệm về các nghiệp của chính mình. Để vun bồi thiện nghiệp, bên cạnh việc tụng kinh cầu con, chúng ta nỗ lực làm các việc thiện giúp đời, trong khả năng có thể.
Chép kinh cầu con sao cho linh nghiệm?
Ngày xưa khi kinh sách còn quý hiếm, việc phát tâm chép kinh công đức vô lượng. Tuy nhiên, để chép kinh Phật đúng pháp vô cùng khó và cầu kỳ mới tránh được cái lỗi khinh nhờn. Tương tự như khi nghe tụng kinh cầu con, thì khi chép kinh cầu con, Phật tử cũng cần giữ thân tâm thanh tịnh.
Với tấm lòng từ bi hướng về chúng sanh, mỗi cá nhân sẽ tự tìm được lối đi hạnh phúc cho mình. Hãy chép kinh cầu con đúng chánh pháp, đừng cúng bái một cách lãng phí mà vô ích! Khi có tâm thành, hồng ân Tam bảo, chư Phật – Pháp – Tăng mười phương ba đời, chư Thiên, hiền thánh… sẽ gia hộ cho chúng ta đạt thành sở nguyện.
Bên cạnh đó, Phật tử cần tinh tấn sám hỗi các nghiệp tội trong quá khứ, đồng thời tích cực làm các việc lành để giúp đỡ chúng sanh. Bố thí, cúng dường, trì giới, thiền định… là các phương thức tu tập bổ trợ, góp phần giúp thân tâm an lạc, trí tuệ mở mang, công đức tăng trưởng.
Nơi thỉnh sổ tay chép kinh cầu con
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ chép kinh cầu con với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
————————————————
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
#𝐚𝐝𝐝: 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
#𝐡𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 – #𝐳𝐚𝐥𝐨: 037.685.2149
#𝐢𝐧𝐛𝐨𝐱: m.me/cusiphapan
#𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://phapan.com.vn/
#𝐢𝐧𝐬𝐭𝐚: https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
#𝐬𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao
#𝐥𝐚𝐳𝐚𝐝𝐚: https://www.lazada.vn/shop/phap-an
Bài viết liên quan: