Học Phật qua việc chép kinh Bát Nhã

Bát Nhã tâm kinh là bài kinh quen thuộc với Phật tử Việt Nam. Vậy qua việc chép kinh Bát Nhã, chúng ta sẽ học được giáo pháp gì, mang đến lợi ích ra sao? Hiện nay có rất nhiều Phật tử tích cực biên chép kinh này nhưng chưa tìm hiểu nhiều. Nếu có hiểu rõ, thì việc chép kinh của chúng ta càng thêm ý nghĩa.

Giá trị của việc chép kinh Bát Nhã

Bát Nhã tâm kinh có tên đầy đủ là Ma ha Bát Nhã ba la mật đa tâm kinh, gọi tắt là kinh Bát Nhã. Đây là một bài kinh thuộc hệ thống kinh văn Bát Nhã rất đồ sộ. Kinh này được hầu hết Tăng Ni và Phật tử tại các quốc gia theo Phật giáo Đại thừa trì tụng như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Có thể hiểu một cách đơn giản, “Bát nhã” nghĩa là trí tuệ cao thượng và “Ba la mật” nghĩa là hoàn hảo tuyệt đối, “Bát nhã Ba la mật” là trí tuệ siêu việt. Danh hiệu đầu tiên xuất hiện trong bài kinh là Quán Tự Tại Bồ tát chính là Bồ tát Quán Thế Âm. Bài kinh cho biết rằng Bồ tát nhờ hành trì một cách thâm sâu trí tuệ siêu việt mà đạt được giác ngộ.

y-nghia-chep-kinh-bat-nha
Bồ tát Quán Tự Tại là danh hiệu đầu tiên chúng ta bắt gặp khi chép kinh Bát Nhã

Do đó, Bát Nhã tâm kinh là bản kinh ca ngợi trí tuệ siêu việt của chư Phật và Bồ Tát. Trí tuệ siêu việt ấy không bị vướng kẹt vào hai quan điểm đối lập là “có” và “không”. Nhờ đó, chư Phật và Bồ tát quán xét thấy “sắc cũng là không, không cũng là sắc, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc”.

Phật tử cần ghi nhớ thật sâu ý pháp này khi chép kinh Bát Nhã. Tư tưởng đó tương tự như một bài kinh khác mà Đức Thế Tôn đã tuyên thuyết là kinh Chánh Kiến: “Chấp có là một biên kiến, chấp không là một biên kiến khác. Như Lai lìa hai biên kiến đó mà thuyết pháp một cách trung đạo.”

Chép kinh Bát Nhã giúp Phật tử học điều gì?

Chép kinh Bát Nhã giúp Phật tử hiểu được lời dạy về trí tuệ siêu việt, vượt qua sự chấp có và chấp không. Năm tổ hợp (năm uẩn) gồm thân thể (sắc), cảm giác (thọ), tri giác (tưởng), tâm tư (hành), nhận thức (thức) đều không tồn tại như những thực thể riêng biệt.

Nói về giá trị của Bát Nhã tâm kinh, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận định: “Tuệ giác Bát nhã là thứ tuệ giác siêu việt giúp chúng ta vượt thoát mọi cặp ý niệm đối lập như sinh diệt, có không, nhiễm tịnh, thêm bớt, chủ thể đối tượng… và tiếp xúc được với thực tại bất sinh bất diệt, phi hữu phi vô… Các pháp từ duyên khởi mà biểu hiện, không có tự tính riêng biệt, không thể tự riêng mình có mặt; đó là điều kinh Bát nhã muốn tuyên giải.”

kinh-bat-nha-va-phat-phap
Chép kinh Bát Nhã giúp chúng ta vượt qua sự chấp có và chấp không

 

Cuối bài kinh có thần chú “Gate gate pàragate pàrasamgate bodhi svaha”, chữ Hán chuyển âm là “Yết đế yết đế ba la yết đế ba la tăng yết đế bồ đề tát bà ha”. Thần chú là lời nói bí mật (mật ngữ) nên về nguyên tắc thì không dịch nghĩa. Song, nếu tạm dịch thoát ý thì câu chú trên có nghĩa là: “Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ”

Qua đó, khi chép kinh Bát Nhã, chúng ta biết thâm ý bài kinh muốn chuyển tải là: Con đường tu hành đi đến giác ngộ phải vượt qua rất nhiều chướng ngại, nhưng nếu bằng sự nỗ lực thì mỗi người đều có khả năng đến được bờ bên kia.

Trước khi chép kinh Bát Nhã cần biết

Ở Việt Nam, các tự viện sử dụng nhiều bản dịch kinh Bát Nhã khác nhau. Có nơi sử dụng bản Hán văn, có nơi sử dụng bản dịch tiếng Việt bằng văn xuôi, có nơi lại sử dụng bản dịch bằng thơ… Tuy vậy, nội dung của các bản dịch không khác, tùy theo chủ trương của từng tự viện mà chư Tăng Ni chọn lựa bản kinh phù hợp cho đại chúng hành trì.

Do vậy, khi chép kinh Bát Nhã, chúng ta có thể lựa chọn bản dịch nào mà mình cảm thấy tâm đắc hoặc phù hợp, cốt yếu sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hành. Bởi nội dung kinh văn không khác, nên sử dụng bản dịch nào càng gần gũi với mình, Phật tử càng dễ dàng thâm nhập nghĩa lý kinh văn.

phat-tu-va-co-hoi-hieu-sau-ve-kinh-phat
Phật tử có cơ hội hiểu sâu về trí tuệ siêu việt qua việc chép kinh Bát Nhã

Khi chép kinh Bát Nhã, Phật từ cần kết hợp với việc suy nghĩ thật kỹ nghĩa lý của kinh, để có thể tiến bộ hơn từng ngày trên bước đường tu tập. Hy vọng mỗi người chép kinh Bát Nhã đều sẽ hiểu được những ý pháp cao siêu của chư Phật và Bồ tát.

Thỉnh sổ chép kinh Bát Nhã ở đâu?

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY

Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.

————————————————

Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người

#𝐚𝐝𝐝: 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM

#𝐡𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 – #𝐳𝐚𝐥𝐨: 037.685.2149

#𝐢𝐧𝐛𝐨𝐱: m.me/cusiphapan

#𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://phapan.com.vn/

#𝐢𝐧𝐬𝐭𝐚: https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao

#𝐬𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao

#𝐥𝐚𝐳𝐚𝐝𝐚: https://www.lazada.vn/shop/phap-an

#𝐭𝐢𝐤𝐢: https://tiki.vn/cua-hang/phap-an

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *