Khi biên chép Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn, quý Phật tử cần thanh tịnh ba nghiệp là thân – khẩu – ý, nhờ vậy có thể gặt hái được nhiều lợi ích thù thắng. Qua cộng việc này, chúng ta không chỉ cúng dường lên Tam Bảo, mà còn góp phần giúp các chúng sanh được tiêu trừ những khổ đau.
Giới thiệu về kinh Dược Sư
Kinh Dược Sư có tên đầy đủ là kinh Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Nội dung của kinh nói về Phật Dược Sư cùng với những hạnh nguyện và công đức của ngài. Phật Dược Sư có danh hiệu đầy đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, hóa độ tại thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Ngài là vị lương y trị lành tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sanh. Có chúng sanh nào đang chịu khổ đau, nếu chí thành hướng đến ngài thì sẽ được gia hộ. Đó cũng là bài học cho hàng Phật tử về tâm từ bi rộng lớn của chư Phật.
Trong kinh có bài chú Dược Sư, tên đầy đủ là Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn. Đây là bài chú có công năng thù thắng, giúp chúng sanh vượt qua đau khổ về thân và tâm. Khi con người có bệnh, thành tâm trì tụng thần chú này thì các bệnh đều tiêu tan.
Tại Việt Nam, kinh Dược Sư thường được trì tụng ở các chùa Bắc tông trong các khóa lễ cầu an. Ngoài đọc tụng, Phật tử còn thực tập biên chép kinh Dược Sư với nguyện vọng cầu an cho người bệnh, thân nhân, các chúng sanh đang gặp khổ nạn…
Ý nghĩa Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn
Kinh Dược Sư dạy rằng: “Đối với kinh điển này thì tự mình hay dạy người khác chép ra, rồi giữ một lòng thọ trì và suy nghĩ nghĩa lý. […] Hễ hết lòng như vậy thì nhờ chư Phật hộ niệm được mãn nguyện mọi sự mong cầu cho đến chứng đặng đạo quả bồ đề nữa.”
Chép kinh Dược Sư nói chung, chép Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn nói riêng, thường được hàng Phật tử thực hiện với nguyện vọng cầu an cho người bệnh, thân nhân, các chúng sanh đang gặp khổ nạn… Tuy nhiên, giá trị sâu xa hơn của lời Phật dạy không chỉ nằm trong ý nghĩa cầu an.
Khi đọc tụng hay biên chép Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn, Phật tử có cơ hội nương vào lời chú để hướng tâm từ bi đến mọi chúng sanh đang chịu khổ đau trong các cõi, phát nguyện hồi hướng công đức góp phần chữa lành những oan trái đó.
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ giảng dạy: “Đọc tụng và hành trì Kinh Dược Sư là nhằm phát triển các đức tính cao đẹp trong mỗi người để trị liệu tâm bệnh của bản thân và tha nhân. Các dược chất trị liệu và tiềm năng thầy thuốc đó có sẵn trong mỗi con người.”
Cách chép Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn
Khi bắt tay vào chép Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn, Phật tử cứ thực hiện một cách thong thả. Đừng quá vội vàng, nhưng cũng không nên tùy tiện, cứ thoải mái biên chép thật từ tốn. Bên cạnh đó, để trợ duyên cho việc biên chép, chúng ta cần có không gian sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát.
Để thực hiện đúng cách chép chú Dược Sư, Phật tử chỉ nên chuyên chú tâm ý vào việc biên chép, không nên nghĩ tưởng đến những việc khác. Về nội dung, cần cẩn trọng để viết chính xác từng câu từng chữ, không thay đổi nguyên văn. Về hình thức, viết nắn nót hết khả năng có thể.
Trong kho tàng kinh điển của Phật giáo Việt Nam hiện có nhiều bản dịch kinh và chú Dược Sư tiếng Việt từ các dịch giả uy tín như Hòa thượng Trí Quang, Hòa thượng Tuệ Nhuận, Hòa thượng Huyền Dung… Khi đã biết rõ cách biên chép, Phật tử có thể tùy duyên lựa chọn bản dịch phù hợp với mình.
Chép Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn giúp Phật tử có khoảng thời gian thư giãn và tịnh tâm sau những bộn bề trong công việc và đời sống thường ngày. Không chỉ thế, đây còn là phương pháp tu tập tuyệt diệu, giúp hành giả tẩy rửa thân tâm và tiến bộ từng ngày.
Nơi thỉnh sổ tay chép kinh
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
_________________________________
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
#𝐚𝐝𝐝: 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
#𝐡𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 – #𝐳𝐚𝐥𝐨: 037.685.2149
#𝐢𝐧𝐛𝐨𝐱: m.me/cusiphapan
#𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://phapan.com.vn/
#𝐢𝐧𝐬𝐭𝐚: https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
#𝐬𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao
#𝐥𝐚𝐳𝐚𝐝𝐚: https://www.lazada.vn/shop/phap-an
Bài viết liên quan: