Công đức chép kinh Địa Tạng

Người Phật tử nếu chuyên tâm thọ trì, đọc tụng, biên chép kinh Địa Tạng sẽ có được nhiều công đức lớn lao, đặc biệt là hồi hướng đến người thân đã mất. Bởi, kinh Địa Tạng là bản kinh nói về công hạnh và nguyện lực của Bồ tát Địa Tạng – vị Bồ tát phát nguyện cứu giúp chúng sanh trong cảnh giới địa ngục.

Tại sao nên chép kinh Địa Tạng?

Kinh Địa Tạng  phổ biến ở các nước Phật giáo Đại thừa, sử dụng chủ yếu trong nghi thức cầu siêu cho người quá cố. Đặc biệt vào tháng Bảy âm lịch hằng năm, các chùa Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam thường trì tụng kinh này trong suốt tháng, nhằm hồi hướng công đức cho các chúng sanh đang chịu đang khổ ở cảnh giới địa ngục. Toàn bộ kinh văn được chia thành 3 phần, với tổng cộng 13 phẩm.

chep-kinh-dia-tang-de-lam-gi
Chép kinh Địa Tạng có thể hồi hướng phước đức cho người thân đã mất

Bồ tát Địa Tạng có danh xưng đầy đủ là Địa Tạng Vương Bồ tát. Ngài có đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh trong sáu cõi luân hồi và không thành Phật quả khi địa ngục vẫn còn chúng sanh phải chịu đau khổ. Thông qua hai hình ảnh đối lập, một bên là tinh thần từ bi cao cả của Bồ tát Địa Tạng, một bên là sự đau khổ cùng cực của địa ngục, kinh này cảnh tỉnh người đời từ bỏ tham sân si, tu tập các việc lành, giải trừ vô minh…

Đến với kinh Địa Tạng, chúng ta có thể học tập theo tấm gương từ bi rộng lớn của Bồ tát Địa Tạng. Mỗi người có thể tùy vào khả năng của bản thân mà làm những việc lành để giúp đỡ cho các chúng sanh chịu đau khổ. Ngoài ra, hiếu thảo cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong kinh Địa Tạng, Phật tử cần nương theo những lời dạy ấy để làm tròn nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ và ông bà.

Xem thêm: Chép kinh Địa Tạng để làm gì?

Chép kinh Địa Tạng được công đức gì?

Chép kinh Địa Tạng là một trong những việc làm mang lại công đức lớn lao. Điều này được chỉ dạy rõ trong Phẩm 6 của kinh Địa Tạng. Phẩm này có tên là “Thế Tôn tán thán” hoặc “Đức Phật tán dương” nghĩa là Đức Phật khen ngợi Bồ tát Địa Tạng.

Phần lớn nội dung của phẩm này về những lợi ích đối với các chúng sanh khi lễ bái và cúng dường Bồ tát Địa Tạng, trì tụng và biên chép kinh Địa Tạng, khuyên nhủ người khác noi theo công hạnh của Bồ tát Địa Tạng… Những phước đức có thể kể ra như tiêu trừ tội chướng, được thân xinh đẹp, thoát kiếp nô lệ, siêu độ vong linh… Nhờ phước đức ấy mà chúng ta được chư Phật, Bồ tát, chư Thiên… gia trợ hộ trì.

dia-tang-mang-cong-duc
Chép kinh Địa Tạng mang lại nhiều công đức lớn lao

Chép kinh Địa Tạng không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với Pháp Bảo cao quý, đồng thời là cơ hội để Phật tử nương theo giáo pháp mà học hỏi, tu tập, hành trì. Đời này chúng ta đã tôn kính Pháp Bảo, chắc chắn đời sau sẽ tiếp tục có duyên lành được gặp lại kinh điển để tu học.

Trong kinh Địa Tạng dạy rằng: “Người thiện nam, người thiện nữ nào tự mình biên chép Kinh này, hoặc bảo người biên chép, hoặc tự mình đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát, cho đến bảo người khác đắp vẽ, thì quả báo mà người đó thọ nhận tất được lợi ích lớn.”

Lưu ý khi chép kinh Địa Tạng

Hiện nay, có nhiều bản dịch kinh Địa Tạng tiếng Việt, điển hình như bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Thượng tọa Thích Nhật Từ… Phật tử có thể chọn lựa chép kinh Địa Tạng theo bản nào cũng được. Vì phong cách hành văn của các dịch giả tuy khác nhau, nhưng nội dung lời dạy trong kinh không khác biệt.

lua-chon-sach-chep-kinh
Có thể lựa chọn chép kinh Địa Tạng theo bản dịch TT. Thích Nhật Từ hoặc Sổ tay chép kinh được biên soạn và thiết kế bởi Pháp An – Hội họa Phật giáo

Khi chép kinh Địa Tạng, chúng ta cần giữ ba nghiệp thanh tịnh: tay viết, miệng đọc, đầu suy nghĩ. Như vậy, chúng ta sẽ có được sự tập trung vào lời kinh để chiêm nghiệm một cách sâu sắc. Bởi, mục đích chính của chép kinh là để hiểu sâu nội dung kinh điển và vận dụng vào trong cuộc sống, từ đó mang lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Nếu muốn hồi hướng công đức cho người thân đã mất, Phật tử trước khi chép kinh Địa Tạng có thể khấn mời hương linh người quá cố cùng về chép kinh với mình. Điều đó góp phần tạo duyên lành giúp hướng dẫn người thân quay về nương tựa giáo lý nhà Phật.

Ngoài ra, chúng ta có thể khuyến khích những người xung quanh cùng chép kinh Địa Tạng. Hành động cao quý do chính tay mình làm, bảo người khác làm, hay vui mừng trước việc làm lành của người khác, đều mang lại công đức. Do đó, chúng ta truyền cảm hứng cho người thân và bạn bè cùng tham gia chép kinh là một cách nhân rộng mầm thiện ra cộng đồng.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi chép kinh Địa Tạng

Nơi thỉnh sổ chép kinh Địa Tạng

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Các bạn có thể tìm thỉnh sổ tay chép kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện do Pháp An thực hiện tại ĐÂY

Những quyển sổ chép kinh Địa Tạng được thực hiện thủ công đầy trang trọng, chắc hẳn sẽ là vật phẩm đầy ý nghĩa cho những người Phật tử muốn phát tâm chép kinh cúng dường Tam Bảo.

Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.

————————————————

Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người

#𝐚𝐝𝐝: 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM

#𝐡𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 – #𝐳𝐚𝐥𝐨: 037.685.2149

#𝐢𝐧𝐛𝐨𝐱: m.me/cusiphapan

#𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://phapan.com.vn/

#𝐢𝐧𝐬𝐭𝐚: https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao

#𝐬𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao

#𝐥𝐚𝐳𝐚𝐝𝐚: https://www.lazada.vn/shop/phap-an

#𝐭𝐢𝐤𝐢: https://tiki.vn/cua-hang/phap-an

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *