Chép kinh là gì?

Chép kinh là gì? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng nhiều người khi mới bước vào tìm hiểu kinh điển thường có chung thắc mắc như thế. Phật tử trước khi chép kinh cần hiểu rõ ý nghĩa của việc làm này, từ đó mới có thể thực hiện một cách đúng đắn.

Ý nghĩa chép kinh là gì?

Chép kinh Phật là tự tay viết lại nội dung kinh điển ra giấy. Khi tụng kinh, nếu quyển kinh có quá nhiều nội dung, thì chúng ta có thể khó nhớ đầy đủ. Song, nếu chịu khó bỏ thời gian chép kinh, chúng ta sẽ có dịp đọc kỹ hơn từng câu chữ, từ đó hiểu rõ hơn lời Phật dạy.

Buổi đầu, khi kỹ thuật in chưa phát triển, nhờ có công đức chép kinh mà lời Phật dạy được lưu truyền. Tuy nhiên, quá trình truyền bá chánh pháp không hề dễ dàng. Để ngày nay chúng ta có được những trang kinh, chư tăng ngày xưa đã vượt qua biết bao nguy khó.

 

hinh-anh-phat-phap
Có hiểu rõ việc chép kinh là gì thì chúng ta mới dễ dàng thực hành một cách có hiệu quả

Ngày nay, kỹ thuật in ấn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sự ra đời của Internet đã giúp con người tiếp cận giáo lý nhà Phật dễ hơn bao giờ hết. Tuy vậy, việc chép kinh Phật vẫn mang lại nhiều công đức lớn lao. Khi chép kinh là lúc chúng ta buông bỏ những muộn phiền của đời sống, toàn tâm toàn ý dõi theo từng lời dạy của Phật.

Ý nghĩa chép kinh còn tạo điều kiện để gieo trồng căn lành cho chúng sanh, lấy tâm chúng sanh làm ruộng phước và thu hoạch được nhiều quả tốt. Do vậy, có hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của việc chép kinh là gì thì Phật tử mới dễ dàng thực hành một cách có hiệu quả.

Sự tích chép kinh của người xưa

Hòa thượng Đàm Vận thời Đường (Trung Quốc) là người Định Châu. Năm 17 tuổi, trong lúc đất nước loạn lạc, ngài đã ẩn cư trong núi Ly Thạch Bắc Thiên Sơn, thường xuyên tụng kinh. Khi ấy, ngài có nguyện vọng chép kinh nhưng không có ai cùng chí hướng.

Nhiều năm trôi qua, một hôm nọ bỗng có một thư sinh không biết từ đâu đến, ngỏ ý muốn chép kinh. Sáng sớm hôm sau, chàng thư sinh tắm gội, mặc áo sạch, thọ tám giới, vào tịnh thất, miệng ngậm đàn hương, đốt hương, treo phan, lặng lẽ sao chép, đến chiều mới ra.

y-nghia-cua-viec-theo-phat
Nhiều Phật tử vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa và công đức chép kinh là gì?

( Xem thêm sổ chép kinh tại đây )

Sau nhiều ngày, kinh được chép xong, Hòa thượng Đàm Vân đưa tiền công, liền chẳng thấy chàng thư sinh đâu nữa. Ngài dùng bản kinh mới chép ấy để thường xuyên đọc tụng. Sau mỗi lần thọ trì, ngài lại cất giữ bản kinh một cách rất nghiêm trang.

Về sau, giặc giã nổi lên, Hòa thượng Đàm Vân bèn bỏ kinh trong rương, mang lên giấu trên núi cao. Khi giặc được dẹp yên, ngài trở lại tìm kinh. Khi đó, gỗ của chiếc rương đã mục, những lớp vải bao bọc đã nát rã rời, vậy mà quyển kinh vẫn còn nguyên như mới.

Cần lưu ý những gì khi chép kinh?

Chúng ta đã hiểu giá trị chép kinh là gì, tuy nhiên không phải chép kinh như thế nào cũng đều có công đức. Trong lúc chép, Phật tử cần giữ ba nghiệp thanh tịnh: tay viết, miệng đọc, đầu suy nghĩ. Như vậy, chúng ta sẽ có được sự tập trung vào lời kinh để chiêm nghiệm một cách sâu sắc.

Phật tử nên lựa chọn những bản kinh gần gũi với mình, để dễ thâm nhập vào từng ý pháp. Đơn giản nhất là chúng ta lựa chọn các kinh điển quen thuộc với tông môn, pháp phái, đạo tràng mà mình thường xuyên hành trì. Đồng thời, chúng ta cũng nên tránh lựa chọn những bản kinh quá cao siêu so với trình độ hiểu biết của mình.

chep-kkinh-cung-phap-an
Chép kinh là gì? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người thường có chung thắc mắc

Bên cạnh đó, Phật tử khi làm bất cứ việc gì cũng nên tư duy kỹ về việc mình làm, theo lời Phật dạy là phải lợi mình và lợi người. Kinh điển là lời Phật dạy, nên đối với cá nhân mình thì cần phải đọc hoặc nghe, suy nghĩ và thực hành (văn – tư – tu) thì sẽ có kết quả.

Do vậy khi chép kinh, Phật tử phải thể hiện sự trân trọng đối với Pháp Bảo cao quý, nỗ lực nương theo giáo pháp để học hỏi, tu tập, hành trì. Bởi, mục đích chính của chép kinh là để hiểu sâu nội dung kinh điển và vận dụng vào trong cuộc sống, từ đó mang lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thỉnh sổ chép kinh ở đâu?

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY

Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.

————————————————

Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người

#𝐚𝐝𝐝: 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM

#𝐡𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 – #𝐳𝐚𝐥𝐨: 037.685.2149

#𝐢𝐧𝐛𝐨𝐱: m.me/cusiphapan

#𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://phapan.com.vn/

#𝐢𝐧𝐬𝐭𝐚: https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao

#𝐬𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao

#𝐥𝐚𝐳𝐚𝐝𝐚: https://www.lazada.vn/shop/phap-an

#𝐭𝐢𝐤𝐢: https://tiki.vn/cua-hang/phap-an

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *