Chép kinh cứu khổ như thế nào?

Chép kinh cứu khổ là cách nói quen thuộc mà nhiều người hay nhắc đến. Tuy nhiên, công việc chép kinh có cứu khổ cho chúng ta được hay không? Khi biên chép kinh điển, chúng ta cần biên chép như thế nào, lưu ý những gì, để công việc có hiệu quả?

Có thể chép kinh cứu khổ được không?

Trong kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Phật dạy: “Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.”

Khổ là bản chất của cuộc đời, nguồn gốc của khổ là do ái dục, mục đích của người tu hành theo đạo Phật là để giải thoát khổ đau. Khổ có nhiều cấp độ và giải thoát khổ đau cũng có nhiều cách. Do đó, Đức Phật khéo léo chỉ bày nhiều phương tiện cho chúng sanh.

chep-kinh-cuu-kho
Chép kinh cứu khổ như thế nào để thẩm thấu lời Phật dạy là điều không dễ dàng

Chép kinh cứu khổ không thể giải quyết tận gốc khổ đau. Tuy nhiên, thông qua việc biên chép kinh điển Phật giáo, chúng ta vẫn có thể nuôi lớn những mầm thiện, đẩy lùi những hạt giống xấu, nhìn nhận lại bản thân mình, từ đó mạnh mẽ thay đổi và bước tiếp.

Chép kinh cứu khổ còn là cách giúp con người xua bớt những phiền muộn từ công việc và cuộc sống hằng ngày. Sau những phút giây căng thẳng, chúng ta trở về với trang kinh, lắng lòng cùng những lời dạy của Đức Phật, để tìm lại những khoảnh khắc bình an.

Người xưa chép kinh cứu khổ

Hòa thượng Đàm Vận thời Đường (Trung Quốc) là người Định Châu. Năm 17 tuổi, trong lúc đất nước loạn lạc, ngài đã ẩn cư trong núi Ly Thạch Bắc Thiên Sơn, thường xuyên tụng kinh. Khi ấy, ngài có nguyện vọng chép kinh nhưng không có ai cùng chí hướng.

Nhiều năm trôi qua, một hôm nọ bỗng có một thư sinh không biết từ đâu đến, ngỏ ý muốn chép kinh. Sáng sớm hôm sau, chàng thư sinh tắm gội, mặc áo sạch, thọ tám giới, vào tịnh thất, miệng ngậm đàn hương, đốt hương, treo phan, lặng lẽ sao chép, đến chiều mới ra.

chep-kinh-cuu-kho-cuu-nan
Bắt đầu chép kinh cứu khổ, Phật tử hãy giữ thân tâm thanh tịnh trước rồi hẵng đặt bút

Sau nhiều ngày, kinh được chép xong, Hòa thượng Đàm Vân đưa tiền công, liền chẳng thấy chàng thư sinh đâu nữa. Ngài dùng bản kinh mới chép ấy để thường xuyên đọc tụng. Sau mỗi lần thọ trì, ngài lại cất giữ bản kinh một cách rất nghiêm trang.

Về sau, giặc giã nổi lên, Hòa thượng Đàm Vân bèn bỏ kinh trong rương, mang lên giấu trên núi cao. Khi giặc được dẹp yên, ngài trở lại tìm kinh. Khi đó, gỗ của chiếc rương đã mục, những lớp vải bao bọc đã nát rã rời, vậy mà quyển kinh vẫn còn nguyên như mới.

Chép kinh cứu khổ như thế nào?

Đầu tiên, khi muốn chép kinh cứu khổ, Phật tử nên lựa chọn bản kinh phù hợp. Để dễ dàng, chúng ta có thể tìm các bản kinh trong Đại tạng kinh Việt Nam (bản cũ) hoặc Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (bản mới) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn hành.

Bắt đầu chép kinh cứu khổ, Phật tử hãy giữ thân tâm thanh tịnh trước rồi hẵng đặt bút. Đồng thời, chúng ta nên hướng tâm từ bi về chúng sanh trong các cõi. Khi có tâm thành, hồng ân Tam Bảo, chư Phật – Pháp – Tăng mười phương ba đời, chư Thiên, hiền thánh… sẽ gia hộ cho chúng ta.

chep-kinh-duoc-su-chon-ngon
Chép kinh cứu khổ không thể giải quyết khổ đau, nhưng có thể nuôi lớn mầm thiện

Chép kinh cứu khổ như thế nào để thẩm thấu lời Phật dạy, đó là điều không dễ dàng. Do vậy, đòi hỏi chúng ta cần kiên trì, nỗ lực, quyết tâm… để xứng đáng là người học Phật. Phật tử cần kết hợp với việc suy nghĩ thật kỹ nghĩa lý của kinh, để có thể tiến bộ hơn từng ngày trên bước đường tu tập.

Bên cạnh chép kinh cứu khổ, Phật tử cần tinh tấn sám hỗi các nghiệp tội trong quá khứ, đồng thời tích cực làm các việc lành để giúp đỡ chúng sanh. Bố thí, cúng dường, trì giới, thiền định… là các phương thức tu tập bổ trợ, góp phần giúp thân tâm an lạc, trí tuệ mở mang, công đức tăng trưởng.

Thỉnh sổ chép kinh ở đâu?

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY

Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.

————————————————

Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người

#𝐚𝐝𝐝: 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM

#𝐡𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 – #𝐳𝐚𝐥𝐨: 037.685.2149

#𝐢𝐧𝐛𝐨𝐱: m.me/cusiphapan

#𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://phapan.com.vn/

#𝐢𝐧𝐬𝐭𝐚: https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao

#𝐬𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao

#𝐥𝐚𝐳𝐚𝐝𝐚: https://www.lazada.vn/shop/phap-an

#𝐭𝐢𝐤𝐢: https://tiki.vn/cua-hang/phap-an

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *