Chép kinh để làm gì?

Chép kinh để làm gì? Đó là câu hỏi không phải ai cũng có thể trả lời dễ dàng. Mặc dù việc tự chép kinh Phật bằng chữ viết tay đã được nhiều Phật tử thực hành, nhưng không ít người vẫn chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa thật sự của việc chép kinh.

Thời xưa chép kinh để làm gì?

Buổi đầu, để kinh điển được gìn giữ và lưu truyền một cách dễ dàng, chư vị Tổ sư tiền bối đã dốc hết công sức chép kinh Phật lên lá buông. Sau khi giấy được phát minh, chư vị tiếp tục chép kinh Phật lên giấy. Từ đó, những trang kinh được lan tỏa đi khắp nơi, lời Phật dạy được phổ biến đến mọi người.

chep-kinh-co-y-nghia-va-gia-tri-cao
Công việc chép kinh có ý nghĩa và giá trị cao cả

Trong một bài thơ, nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh (Trưởng lão Hòa thượng Giới Đức) đã viết:

“Ôi!
Tôi đã chảy nước mắt
Trên nhưng trang sử dặm trình
Khi có vị tỳ-khưu xẻ thịt giấu kinh
Có vị tỳ-khưu bị quỷ người lóc thịt
[…] Nhưng nội lực tâm linh
Như đốm sao bung cháy!”

Giai thoại xưa còn kể rằng, để mang được kinh điển Phật giáo đến các quốc gia chưa ủng hộ Phật giáo, các bậc thầy tổ đã gặp muôn vàn khó khăn. Chẳng hạn, có người phải xẻ thịt bắp vế để giấu kinh vào, rồi băng bó lại như đang bị thương, nhờ vậy mới mang kinh điển đi được.

Như vậy, chép kinh có ý nghĩa là sự ca ngợi và lưu truyền những lời của Đức Phật đã giảng dạy. Đồng thời, đó là cơ hội để mỗi người tăng trưởng tín tâm và trang nghiêm công đức cho bản thân mình.

Ngày nay chép kinh để làm gì?

Ngày nay, Phật tử thực hành chép kinh Phật với mục đích học tập giáo pháp. Khi biên chép kinh, chúng ta sẽ hiểu được cách sống, tu tập, chuyển hóa… theo lời Phật dạy. Từ đó, chúng ta phát khởi tâm lành, bắt tay vào thực hiện các việc lành, đem lại lợi lạc cho chính mình và mọi người.

so-tay-duoc-su -va-su-giup-ich
Đến nay, nhiều Phật tử vẫn chưa hiểu rõ mục đích việc chép kinh để làm gì

Chép kinh không chỉ để cầu nguyện điều gì đó cho bản thân, mà quan trọng hơn cả là học theo hạnh nguyện của chư Phật và Bồ tát. Từ đó, mỗi người nỗ lực để giúp đỡ cho các chúng sang đang chịu đau khổ, trong khả năng mà mình có thể. Đó cũng là thực hành lời dạy của Đức Phật Thích Ca.

Với khả năng thấp bé của mình, dĩ nhiên chúng ta chưa thể làm được những việc lớn lao như chư Phật và Bồ tát. Tuy nhiên, mỗi người vẫn có thể tùy theo khả năng đang có mà làm những việc đơn giản, nhằm giúp đỡ những ai đang đau khổ, đem lại sự lợi lạc cho mọi người.

Ngoài ra, việc chép kinh còn nhằm ôn lại công đức của chư vị tổ thầy ngày xưa đã không quản ngại khó khăn để lưu truyền kinh điển. Mỗi dòng chữ, mỗi trang giấy được chép càng khiến chúng ta trân trọng hơn khi được tiếp cận giáo pháp của Thế Tôn.

Chép kinh sao cho đúng cách?

Điều cốt lõi vẫn là qua tác phẩm mà mình lựa chọn, chúng ta có thể thấm sâu vào từng lời kinh ý pháp. Do đó, Phật tử nên lựa chọn tác phẩm mà mình thường tụng đọc quen thuộc để dễ dàng tiếp nhận.

Để chép kinh, chúng ta cố gắng giữ thân trang nghiêm và tâm an định. Nhờ đó có thể thực hiện việc biên chép một từ tốn và chính xác, thể hiện sự nâng niu lời vàng cao quý. Khi chép, biết rõ mình đang chép đến đâu bằng cách: mắt nhìn, miệng đọc, tâm nghĩ và tay viết. Như vậy trong lúc chép, ba nghiệp thân miệng ý đều thanh tịnh.

phat-tu-nen-tich-cuc-ho-tro-nguoi-than-huong-den-phat-phap
Phật tử nên tích cực hỗ trợ người thân được tiếp xúc với giáo pháp

Phật tử có thể phát tâm chép kinh tùy theo nguyện vọng và khả năng của bản thân. Mỗi ngày chỉ cần dành chút thời gian chép dù chỉ một trang hay một biến thôi thì cũng đã có được công lức thù thắng. Nếu đủ duyên, bạn có thể khuyến khích gia đình, người thân, bạn bè cùng tham gia việc chép kinh. Qua đó, chúng ta góp phần lan tỏa những giá trị từ bi của đạo Phật đến với mọi người.

Quan trọng hơn, song hành với việc chép kinh, Phật tử nên mang những lời dạy cao quý trong kinh điển ra thực hành ngoài cuộc sống. Như vậy, chúng ta sẽ góp phần để thiết thực hóa những lời dạy của chư Phật, Bồ tát, hiền thánh tăng.

Đến đây, có lẽ Phật tử đã giải tỏa được thắc mắc chép kinh để làm gì. Có hiểu được ý nghĩa công việc mình làm, chúng ta mới hoàn thành công việc ấy một cách tốt đẹp nhất.

Thỉnh sổ chép kinh ở đâu?

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY

Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.

————————————————

Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người

#𝐚𝐝𝐝: 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM

#𝐡𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 – #𝐳𝐚𝐥𝐨: 037.685.2149

#𝐢𝐧𝐛𝐨𝐱: m.me/cusiphapan

#𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://phapan.com.vn/

#𝐢𝐧𝐬𝐭𝐚: https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao

#𝐬𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao

#𝐥𝐚𝐳𝐚𝐝𝐚: https://www.lazada.vn/shop/phap-an

#𝐭𝐢𝐤𝐢: https://tiki.vn/cua-hang/phap-an

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *